» LẬP BAN CHỈ HUY GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH «

Để quá trình xây dựng công trình diễn ra chặt chẽ, kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng và đúng quy định pháp luật, công ty Nhà Xinh có thành lập ban chỉ huy giám sát công trình, bao gồm các cá nhân có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề để quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng công trình.

4 scaled

A title

Image Box text

1 scaled

A title

Image Box text

3 scaled

A title

Image Box text

Việc ban hành này sẽ được thông qua một văn bản quyết định được thực hiện bởi giám đốc công ty Nhà Xinh và đúng theo quy định của Nhà nước. Văn bản này vô cùng quan trọng để các cá nhân được nhận quyết định nắm rõ vai trò của mình khi được vào ban chỉ huy trưởng công trường, đảm bảo việc điều hành hoạt động và giám sát hiệu quả với việc xây dựng công trình.

» CÔNG TÁC SANG LẤP MẶT BẰNG, TỔ CHỨC THI CÔNG «

   Giai đoạn chuẩn bị trước khi thi công xây dựng

  • Thông báo khởi công thi công xây dựng công trình bằng văn bản đến chính quyền địa phương.
  • Thông báo cho các hộ dân liền kề.
  • Treo biển báo xây dựng công trình (bao gồm biển báo thông tin công trình, biển báo nội quy công trình, biển báo an toàn lao động, biển cảnh báo công trình).
  • Chuẩn bị hồ sơ giấy phép xây dựng (gồm giấy phép xây dựng và bản vẽ xin giấy phép xây dựng).
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ thiết kế xây dựng chi tiết làm căn cứ kỹ thuật để thi công.
  • Lập biên bản bàn giao mặt bằng và xác định ngày khởi công thi công xây dựng.
  • Lưu lại hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh các rủi ro về tranh chấp pháp lý sau này.
  • Định vị ranh công trình, xác định cao độ chuẩn.
BIEN BAO CT KT

   Vận chuyển thiết bị, vật tư, bố trí công nhân và chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện và nguồn nước phục vụ công tác thi công.
  • Bố trí lán trại, nhà ở tạm thời cho công nhân.
  • Xây dựng cổng rào công trình theo quy định của công ty.
  • Chuẩn bị công nhân và vật tư, thiết bị.
  • Chuẩn bị quy trình thi công ép cọc (nếu có)
  • Dọn dẹp mặt bằng thi công.
  • Định vị tim cột, móng, đo đạc.
  • Kiểm tra hiện trạng đất giữa thực tế với bản vẽ xin phép xây dựng.
bao boc cong trinh

» THI CÔNG PHẦN MÓNG VÀ SÀN TRỆT «

Ép Cọc

Thi công ép cọc là hạng mục cần thi công đầu tiên của một dự án. Vì vậy, cần phải chuẩn bị thật kỹ để tránh các sai sót gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Tại Nhà Xinh, quy trình thi công ép cọc bê tông gồm 5 bước cơ bản:

  • Khoan khảo sát địa chất để xác định được địa chất đất và xác định được khối lượng cọc tạm tính.
  • Chuẩn bị cọc và máy móc phù hợp với phương án thiết kế.
  • Dọn dẹp mặt bằng thi công bằng phẳng.
  • Tiến hành thi công ép cọc bê tông cốt thép đúng quy chuẩn.
  • Nghiệm thu chất lượng.
ep coc 1
ep coc 2 scaled
ep coc 3 scaled
ep coc 4 scaled
dao mong 2
dao mong 3

Đào móng

Sau khi hoàn thành công tác ép cọc theo thiết kế (đối với những công trình có thiết kế cọc), giai đoạn tiếp theo là tiến hành đào đất đổ móng.

Quy trình xây móng nhà ở bao gồm các bước cơ bản theo thứ tự sau:

  • Đào hố móng.
  • Làm phẳng mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ lót móng.
  • Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
  • Ghép cốp pha móng.
  • Đổ bê tông móng.
  • Tháo cốp pha móng.
dao mong 1 scaled

  Xây đài móng

  • Sử dụng máy đào đất làm đài bệ, giằng móng và chỉnh sửa hố móng theo thiết kế.
  • Tiến hành đổ lớp bê tông lót đài bệ dày 5cm.
  • Lắp đặt cốt thép đài bệ, giằng cọc và ván khuôn đài móng.
  • Nghiệm thu cốt thép đạt tiêu chuẩn và thực hiện đổ bê tông cho đài móng.
dao mong 2
dao mong 3

  Làm cốt thép móng nhà

  • Nghiệm thu cốt thép móng nhà đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
  • Tiến hành đổ bê tông móng với thiết bị chuyên dụng để đảm bảo chất lượng.
dao mong 4

  Đổ bê tông sàn cột

  • Kiểm tra cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật.
  • Chuẩn bị vật tư, máy móc thiết bị, nhân lực, mặt bằng phục vụ cho quá trình đổ bê tông. Đảm bảo về mặt thời gian và độ an toàn khi thi công.
  • Tiến hành thi công đổ bê tông cột, dầm, sàn đúng quy trình chuẩn.
do be tong san cot 1 scaled
do be tong san cot 2 scaled
do be tong san cot 3
do be tong san cot 4

» THI CÔNG PHẦN THÂN SÀN VÀ MÁI «

  Làm thép cho sàn tầng

  • Bố trí thép sàn để cho sàn tăng khả năng chịu lực.
  • Bố trí thép sàn theo đúng chuẩn bản vẽ.
  • Sử dụng thép sàn đúng tiêu chuẩn, đạt chất lượng và có độ bền cao.
  • Chọn kết cấu bố trí thép cho phù hợp với công trình xây dựng.
  • Tiến hành thi công bố trí thép sàn 2 lớp đúng tiến độ và đúng tiêu chuẩn thiết kế đề ra để đảm bảo chất lượng cao nhất.
  • Kiểm soát chất lượng thép và quá trình thi công xuyên suốt công trình.

  Kiểm tra độ sụt

Sau khi lắp đặt xong cốt thép dầm, sàn, tiến hành kiểm tra chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép, chiều dày lớp bảo vệ, độ sụt lún và vệ sinh thép dầm, sàn.

Đổ bê tông sàn

  • Đổ bê tông dầm, sàn: kiểm tra kỹ thuật đổ, cao độ bê tông, đầm bê tông.
  • Phun nước để bảo dưỡng bê tông dầm, sàn.
  • Đổ bê tông lót sàn.
  • Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, cổ cột, thép vách và sàn (nếu có hầm).
  • Tiến hành đổ bê tông móng, dầm móng, sàn theo quy trình chuẩn.
  • Bảo dưỡng bê tông.
do be tong 2 scaled
do be tong 3 scaled e1682415014104
do be tong 4 scaled
do be tong 5 scaled
do be tong 6 scaled
do be tong 7 scaled
do be tong 8 scaled

   Đổ bê tông mái và ốp gạch

  • Đổ bê tông mái và ốp gạch nhằm mục đích chống thấm, chống dột vì sàn mái là vị trí chịu tác động trực tiếp từ môi trường thiên nhiên như nắng, mưa, gió, bão,… Đồng thời, tạo độ cứng và không gian lớn cho công trình. 
  • Quy trình đổ bê tông mái giống tương tự như quy trình đổ bê tông sàn.
phan mai 1
phan mai 3
phan mai 2
phan mai 4

» THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN «

   Công đoạn xây tường

  • Dọn vệ sinh mặt bằng trước khi xây tường.
  • Xác định tim trục, tim tường để định vị vị trí tường xây.
  • Xây chân cơ và căng dây lèo.
  • Tiến hành khoan râu thép liên kết giữa cột.
  • Kiểm tra tường xây thường xuyên:

    + Kiểm tra đảm bảo độ thẳng đứng của tường xây.

    + Kiểm tra quy cách xây tường: 5 hàng dọc là 1 hàng quay ngang; không trùng mạch

    + Mạch gạch phải no, chiều rộng mạch 1.5cm – 2,5cm.

  • Dọn dẹp vệ sinh cuối mỗi buổi.

   Công đoạn trát tường

  • Hỗn hợp vữa để trát tường trộn từ xi măng và cát mịn cùng với một lượng nước sao cho hỗn hợp đặc vừa phải để tô trát cho thật mịn, đẹp và dính tường.
  • Kiểm tra độ phẳng của tường, đắp mốc trát độ dày từ 10-20mm.
  • Tưới nước vào tường trước khi tiến hành thi công trát.
  • Trát tường lớp thứ nhất, chiều dày  lớp vữa <=10mm.
  • Trát lớp thứ 2 dày từ 5 – 10mm và làm phẳng, đều, láng.
  • Kiểm tra và xử lý những khu vực lồi lõm, chưa đạt.
  • Sau khi trát xong phải có biện pháp bảo vệ tránh va chạm và bảo dưỡng lớp trát.

 

xay tuong
xay tuong 2

  Thi công phào chỉ

  • Đo đạc và xác định vị trí chính xác cần thi công phào chỉ.
  • Tiến hành đắp lòng phào bằng xi măng theo các vị trí đã đánh dấu.
  • Sau khi đắp lòng phào, sử dụng máy cắt chuyên nghiệp để cắt lòng phào loại bỏ những phần bị dư.
  • Để tăng độ bóng cho các mẫu phào chỉ, có thể chờ đến khi lớp xi măng khô lại thì quét thêm một lớp nữa lên bề mặt.
  • Dọn vệ sinh khu vực sau thi công
phao chi
phao chi 2
phao chi 3

   Thi công chống thấm

Chống thấm toàn bộ tường nhà, sàn vệ sinh, ban công, seno, sân thượng, mái, tầng hầm (nếu có)… Tiến hành thi công chống thấm đúng quy trình chuẩn, Nhà Xinh bảo hành chống thấm lên đến 5 năm.

  Sơn lót, sơn phủ 

  • Vệ sinh bề mặt tường, sau đó thi công bột bả để che đi khuyết điểm, tạo bề mặt phẳng cho tường trước khi thi công sơn lót, sơn phủ.
  • Thi công sơn lót kháng kiềm để ngăn ẩm và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt.
  • Sơn phủ toàn diện 2 lớp.
son lot